Có người từng nói, trước một công việc, chỉ cần có lòng lạc quan là bạn đã thành công 50%. Chính vì vậy, những nhà lãnh tài ba bên cạnh tính quyết đoán, bản lĩnh... còn có tinh thần lạc quan. Họ thường truyền cảm hứng và khích lệ người khác tự nguyện làm theo mình.
Sự tự nguyện đó một phần là do những mục tiêu tích cực và cách tiếp cận kiểu “có thể làm được” của nhà lãnh đạo. Sự lạc quan vững chắc không có nghĩa là các mục tiêu đề ra thiếu cân nhắc. Những nhà lãnh đạo giỏi xem xét nghiêm túc triển vọng trong mọi vấn đề. Họ cũng biết rằng sự lạc quan mang lại nhiều lợi ích .
Mở ra cơ hội
Trong một bài báo trên tạp chí Tâm lý học ngày nay, tác giả Chistopher Pererson và Fiona Lee đưa ra một phân tích về các bài diễn thuyết chính trị. Họ nhận thấy tỷ lệ ứng cử viên lạc quan hơn trúng cử chiếm tới 80%. Kết quả này đúng cả khi tính đến thời điểm khởi đầu trong các cuộc bỏ phiếu chính trị. Những nhà lãnh đạo tài năng có thể không phải lúc nào cũng đến được cái đích xa nhất, nhưng con mắt lạc quan của họ luôn thấy được thắng lợi trong một số chặng của cuộc hành trình.
Sự lạc quan làm tăng cơ hội thành công. Trong những năm đầu của thập kỷ 80. Lee Iacocca, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Chryler đã vực dậy và đưa tập đoàn này trở lại những thành công vang dội. Đúng là ông đã nhận được sự trợ giúp khi khoản cho vay của chính phủ đã giữ cho Cty duy trì hoạt động. Tuy nhiên, Iacocca cũng đã thể hiện sự lạc quan mạnh mẽ khi tin rằng Cty sẽ vượt qua khó khăn. Winston Churchil, trong những ngày đen tối nhất của chiến tranh thế giới 2, vẫn khẳng định với tất cả mọi người rằng nước Anh sẽ chiến thắng. Trong cuốn sách Leading the Revolution (Dẫn dắt cuộc cách mạng), Gary Hamel đã vạch ra các quy luật để tái lập một Cty. Việc thiết lập các mục tiêu hợp lý giữ vị trí quan trọng nhất trong những điều cần làm. Điều đó cũng có ý nghĩa là hãy hành động với niềm lạc quan, hãy tin rằng những khát vọng có thể thành hiện thực.
Hãy quyết định tiếp cận mọi hoạt động với tinh thần “sẽ thành công”. Hãy cân nhắc những sự lựa chọn khác. Lúc khởi đầu, nếu anh đã có ý nghĩ “Tôi không thể làm được điều đó” thì anh sẽ chẳng tạo ra được giá trị nào hết.
Phương thức "khích lệ"
Hãy đặt mục tiêu rằng sự lạc quan của anh là không thể lay chuyển được. Cách tiếp cận này có thể được nhiều người ủng hộ, đặc biệt khi những thử thách trong việc lãnh đạo ngày càng trở nên gay gắt hơn. Hãy thường xuyên thể hiện cách tiếp cận “sẽ thành công” đối với mọi người. Đôi khi, mọi người chỉ cần nghe anh nói rằng họ có thể chiến thắng thì sự khích lệ đó sẽ giúp họ chiến thắng thực sự. Anh luôn có thể khơi dậy sự lạc quan bằng cách nói với họ: “Tôi biết là chúng ta sẽ làm hết sức mình”.
Tránh xa những tiêu cực, hoài nghi, do dự và dễ cáu giận. Đôi lúc, cũng cần phải nỗ lực hết sức để không bị chết chìm. Nếu xung quanh anh toàn những điều tiêu cực thì sẽ chẳng thể giữ được mãi sự lạc quan. Hãy loại bỏ mọi nguồn tin mang tính tiêu cực. Hãy tránh xa những người thường xuyên kêu ca phàn nàn. Hãy đón nhận những tin tích cực để luôn có suy nghĩ tích cực.
Khi gặp thất bại, hãy giải thích rằng điều đó chỉ là trường hợp cá biệt, ngoài mong đợi và không kéo dài. Chẳng hạn, khi mọi người đã nản lòng, anh có thể nói: “Điều này rất hiếm khi xảy ra” chứ đừng nói: “Chúng ta sẽ thường xuyên gặp phải khó khăn này”. Hãy coi sự thất bại như một “trường hợp cá biệt” chứ không phải “trường hợp phổ biến”. Hãy nói: “Việc đó chỉ ảnh hưởng đến chúng ta trong một phạm vi nhỏ” chứ đừng nói: “Việc đó sẽ làm hỏng mọi việc khác”. Giải thích nguyên nhân vấn đề là do ngoại cảnh, dựa trên những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát chứ đừng nên đổ lỗi cho yếu tố nội tại và thiếu năng lực cá nhân. Hãy nhận xét “xu hướng thị trường đang thay đổi” thay vì “chúng ta đã xử lý rất kém trước tình huống này”. Nghiên cứu của Peterson và Lee đã được nhắc đến ở phần trước đưa những biện pháp này như những phương thức chủ yếu để khơi dậy sự lạc quan.
dễ dàng học các kỹ năng căn bản tại kynangcanban.blogspot.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét