Đã bao giờ bạn cảm thấy tức tối khi chứng kiến người khác thành công hơn bạn trong khi bạn biết rõ bạn thông minh hơn họ? Có thể đó là ông chủ. Có thể đó là một chính khách nổi tiếng hoặc một nhà lãnh đạo nào đó.
Thế thì điều gì đã khiến họ thành công? Đó đã từng là điều giằng xé tâm trí tôi trong một thời gian dài. Ý tôi là, tại sao trí thông ming lại không nhất thiết là điều kiện tiên quyết để trở thành một lãnh đạo… đại loại thế. Và câu trả lời là KHÔNG! Thay vào đó là HÀNH ĐỘNG KIÊN ĐỊNH!
Và tôi phát hiện ra, một trong những điều cản trở con người ta hành động nhiều nhất đơn giản chỉ là 3 chữ:TÔI KHÔNG BIẾT!
Đó là 3 từ nguy hiểm cản trở nhiều người làm những việc họ muốn. Họ không biết xuất phát điểm nằm ở đâu, và thậm chí biết rồi, họ cũng không rõ làm thế nào họ có thể đi từ điểm A đến điểm B. Đây là một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều người không thể hành động để biến ước mơ thành sự thực.
Vậy thì làm cách nào chúng ta vượt qua điều đó? Làm thế nào để ngăn không cho cảm giác bế tắc cản trở ta thành công? Câu trả lời là: hãy học cách tìm câu trả lời trong mọi vấn đề trước khi thốt lên 3 chữ:”Tôi không biết!” Chúng ta thường hay lười suy nghĩ khi gặp phải một vấn đề nào đó mà chúng ta có ít thông tin hoặc không thuộc sở trường của mình.3 chữ” Tôi không biết!” là lựa chọn nhẹ nhàng hơn hẳn việc phải suy nghĩ dông dài. Phải thế không nào? Và đó là lý do vì sao số người thành công thực sự không nhiều. Vậy nếu bạn muốn thành công, hãy thay đổi thái độ này ngay từ bây giờ. Hãy cố gắng nghĩ ra cách tập luyện thói quen này mọi lúc mọi nơi thay vì lại nói”Tôi không biết!” nhé. Ví dụ như khi chồng hoặc vơ bạn hỏi:”Cưng muốn ăn tối món gì?” Thay vì trả lời gọn lỏn:”Cũng không biết nữa!” Hãy tự hỏi bản thân bạn”Hôm nay mình thực sự muốn ăn món nào?” và trình bày ý kiến đó với người bạn đời của bạn. Và hãy làm điều tương tự khi có ai đó mời bạn đi chơi hoặc dùng bữa. Thay vì trả lời “tôi không biết”, hãy bỏ ra tí thời gian và đưa ra một đề xuất nào đó. Thậm chí nếu bạn không thực sự hào hứng với ý tưởng của mình, chỉ cần tìm thấy vài điều làm bạn thoả mãn khi thực hiện ý tưởng đó cũng tốt hơn là không có chủ đích gì cả.
Tiếp theo, hãy tự hỏi mình:”Làm thế nào tôi có thể sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả nhất, ngay bây giờ?”Hãy dành ra 1 phút để động não và sắp xếp những việc cần làm theo thứ tự ưu tiên. Nếu bạn cảm thấy khó đưa ra câu trả lời tốt nhất, hãy “tóm” ngay lấy lựa chon nào giúp bạn sử dụng thời gian một cách khá hiệu quả. Mấu chốt của vấn đề là:”Thà có một quyết định kém còn hơn không làm gì cả!”
Hãy hình dung về mọi cơ hội bạn có thể nghĩ ra để luyện tập thường xuyên thói quen tự ra quyết định dựa trên mong muốn của mình, hơn là phó mặc. Có rất nhiều rất nhiều phương pháp nho nhỏ nhưng hiệu quả để bạn luyện tập thói quen hữu ích này. Tôi nghĩ rồi bạn sẽ rất ngạc nhiên về khả năng của mình đấy!
Sự khác biệt giữa sống và tồn tại
Ok! Giờ bạn đã nắm được những điều trên rồi đúng không. Chúng ta hãy tiếp tục đến gốc rễ thực sự của vấn đề. Đó là sở thích và nghề nghiệp của bạn.
Nếu bạn không làm việc mình yêu, hoặc chí ít là thích để kiếm tiền, thì theo tôi bạn đang uổng phí tiềm năng của mình rồi đó. Và tôi cá rằng một trong những lý do chính khiến bạn không theo đuổi điều gì đó tốt đẹp hơn là do bạn không biết phải làm gì, phải bắt đầu từ đâu. Đừng ngần ngại mà hãy hành động đi! Nếu bạn không biết mình thực sự thích gì, hãy tìm một việc gì đó để làm mà ở đó bạn có nhiều cơ may khám phá được sở thích và tiềm năng của mình nằm ở lĩnh vực nào. Bạn có thể đọc sách hoặc tra Google để tìm kiếm thêm thông tin. Tôi tin rằng bất kì ai trong chúng ta đều có niềm đam mê riêng và sở trường ở một vài lĩnh vực nhất định nào đó! Lý do tôi thích viết blog này bởi vì tôi đã chứng kiến nhiều người không thoả mãn với cuộc sống của mình,điều đó khiến tôi tìm tòi phương pháp tiếp cận và chia sẻ đơn giản đến mọi người những kinh nghiệm sống của mình.
Tìm thấy đam mê và theo đuổi mục tiêu dựa trên đam mê ấy, đó là sự khác biệt giữa sống và tồn tại.
Leo Babauta
(lược dịch từ zenhabits.net)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét